21:02
0

Boats on the Lao island

We pass by a place for boats to hide in case
of typhoon (Khu vực Âu thuyền của Hòn Lao
là nơi tàu bè trú ngụ khi có bão)
 This is Part 4 of my 7-day trip to the Central Vietnam (from 3 Aug to 9 Aug 2012). After visiting Dung Quất oil refinery factory, I stayed overnight at a guesthouse in Dốc Sỏi town by the Highway No. 1. On morning 8 August, a mini bus came to pick me up at 5:30am. This mini bus was used for local people in Dốc Sỏi town going to Đà Nẵng city for health check-up. I said goodbye to Quảng Ngãi province where I spent the last 5 days of my trip and traveled up north again. A couple of hours later, I arrived in Đà Nẵng city and changed to another mini bus of a travel company which I booked a one day tour to Cù Lao Chàm with the day before.
Our canoe just arrived at Cù Lao Chàm
The canoe driver is helping tourists.
Cù Lao Chàm (or Chàm island) consists of 8 islands, however I would visit only one island on the tour. It is also the biggest island named Hòn Lao (or Lao island). There are two villages in the island with total population of 3,000 people, of which 85% of the locals are doing fishing works. Power is supplied from 6:30pm to 10:30pm by the State using a generator. The locals use stream water from the waterfalls. The island also has 1,500ha of natural forest and its major animal is monkeys, however these monkeys are quite gentle.

It is possible to get to this island from both Hội An city and Đà Nẵng city, however the island is more closer to Hội An as it’s actually a commune of the city. Hội An is a very famous tourist destination in the Central Vietnam. I’ve been to Hội An many times, so I would not visit it on this trip. I chose to get to Cù
Sò điệp nướng (grilled oyster meat)
in Cù Lao Chàm island
One of the food served at the lunch time.
Lao Chàm from Đà Nẵng as I would return to this city after I finished the tour and fly back to Hanoi next day. My one day tour to Cù Lao Chàm costs VND 550,000 (about US$27) including lunch.

It rained on the way, but then the sun was shining again. I had to travel a long way from Đà Nẵng city to Cửa Đại port which is about 5-6km away from Hội An. Our tour consisted of a group of Vietnamese tourists from Đà Nẵng and a group of western tourists from Hội An and we shared a canoe. It looks same as a speed boat but smaller in size and enough for about 12 to 15 tourists. It was very bumpy to go by this canoe. I was surprised as the Vietnamese travel agents didn’t warn this to tourists. When I was in Phuket a couple of months ago, on every brochure there was a warning that speed boat is not used for pregnant women or children under 1 year old.

Propaganda for non-usage of nylon bags
When you get to the island, a guard will ask you
not to use nylon bags.
Unfortunately, our tour guide was a very young Vietnamese girl and she was the worst tour guide I have ever traveled with. I couldn’t get any information about the island until I asked a tour guide from Hoi An Green Travel Company. So the only thing our tour guide could do was to take us to the sea reserve center with models of crab and islands as well as some pictures, Hải Tạng pagoda (built in 1758), Bãi Làng village and then Bãi Ông beach where we spent 3 hours swimming and having lunch.

Right before visiting Cù Lao Chàm I had a great time on Lý Sơn and An Bình islands in Quảng Ngãi province. I was so impressed by beautiful landscapes of these islands.
Walking around the Lao island (Âu thuyền)
This place is for boats to hide in case of typhoon.
There was also no tourists at the sites I visited. I went to Cù Lao Chàm just to know a new place and didn't have much expectations. Bãi Ông beach on the Lao island reminded me of Phuket which was noisy because of the canoes carrying so many tourists to the beach. Most of them speak northern Vietnamese, so I guess they are tourists from Hanoi (mainly families). The lunch was good, however some special local seafood like crabs and snails are not included on the tour and they are expensive. I found many things in Hội An are expensive because the locals charge tourist price.
Walking around the Lao island
We are going through yellow rice fields to Hải Tạng
 pagoda (Trên đường đến chùa Hải Tạng).
After all, I still enjoyed walking through the rice fields and passing by local boats and houses of a village as well as visiting old temples and seeing their architecture. I wanted to visit this island a long time ago and tried several times, but the weather was not good, so I couldn’t make the trip in the past. I had to book a tour because I was not sure whether there was a local boat or not and its timetable. If I could go on my own, I would hire a local motorbike taxi driver to show me around the island and also visit other islands by boat. But right now, I don’t think I will go back to Cù Lao Chàm because it’s quite touristy.

When I got back to Đà Nẵng city, I was very tired after running around during the past 6 days. I spent time relaxing and going to Mỹ Khê beach right in the city. The newly built Đà Nẵng international airport has been open since December 2011, so it looks much better than the old one.
Cù Lao Chàm pier - Lao island

This is the final part of my 7 day trip to the Central Vietnam. During the trip, I spent much time by the sea with visiting 3 islands and 4 beaches along the central coast, so I was really sunburned and had brown skin. Over the past 8 months I have done 10 trips and I have seen many new places. Now I hope I would go back to the North West mountain region this autumn.



Other blogs about the same trip:

Back to my father's homeland (Quảng Ngãi - Part 1)

Lý Sơn island (Quảng Ngãi - Part 2)

An Bình island (Quảng Ngãi - Part 3)

Cù Lao Chàm – Ngày 8/8/2012

Âm Linh temple on the Lao island
The temple was built at the end of the 19th century
 to worship people who died in the sea (Miếu âm linh
 xây dựng cuối thế kỷ 19 thờ những người gặp nạn khi
đi biển. Tên gọi khác là Miếu thờ cá Ông hay cá Ông voi)
Đây là Phần 4 của chuyến đi 7 ngày của tôi đến Miền Trung Việt Nam (từ ngày 3/8 đến ngày 9/8/2012). Sau khi thăm nhà máy lọc dầu Dung Quất, tôi nghỉ lại qua đêm ở một nhà nghỉ tại thị trấn Dốc Sỏi ngay cạnh Quốc lộ 1. Tôi hỏi cô gái lễ tân nhà nghỉ là có loại xe nào an toàn để đi Đà Nẵng hay không, vì ngày hôm trước tôi đi bằng xe đò phóng nhanh vượt ẩu từ Quảng Ngãi đến đây. Cô gái nói là tôi có thể đi bằng xe của Mai Linh vào lúc 11 giờ trưa, hoặc đi bằng xe chở người dân ở Dốc Sỏi đi Đà Nẵng để khám bệnh vào lúc 5 giờ rưỡi sáng. Tôi quyết định chọn chuyến xe 5 giờ rưỡi sáng, vì khi tôi đến Đà Nẵng là 7 giờ rưỡi sáng, tôi có thể kịp đi tour Cù Lao Chàm vào lúc 8 giờ. Khi tôi đến Đà Nẵng thì anh lái xe của công ty du lịch đã chờ sẵn để đón tôi. Chúng tôi đi đón thêm một nhóm khách nữa cũng là người Hà Nội rồi cả đoàn hướng về cảng Cửa Đại gần Hội An.
Boats on the Lao island (Âu thuyền)

Cù Lao Chàm bao gồm 8 hòn đảo có tên là Hòn Lao, Hòn Mồ, Hòn Dài, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Nồm và Hòn Tai. Trong đó, Hòn Lao là lớn nhất và cũng chính là điểm đến duy nhất trong tour. Nếu muốn đi thăm các hòn đảo khác thì phải thuê thuyền hoặc book tour ở ngay tại cảng Cửa Đại (cách Hội An khoảng 5-6km). Tại Hòn Lao có hai khu dân cư là Bãi Làng và Bãi Hương với tổng cộng số dân là 3.000 người, trong đó 85% dân làm nghề biển. Hiện nay, ở trên đảo chưa có điện lưới, mà chỉ có điện chạy bằng máy nổ của nhà nước từ 6:30 chiều đến 10:30 đêm. Người dân dùng nước suối từ thâc đưa về. Trên đảo cũng không có trường cấp 3. Tại đây có 1.500 ha rừng nguyên sinh và động vật chủ yếu là khỉ, nhưng khỉ ở đây rất hiền.

Walking around the Lao island
Tourists pass by boats, rice fields, local houses and
market in Bãi Làng village and visited Hải Tạng pagoda.
Để đi thăm Cù Lao Chàm thì có thể đi từ Hội An hoặc Đà Nẵng, tuy nhiên đi từ Hội An thì gần hơn, vì thực ra Cù Lao Chàm là một xã thuộc thành phố Hội An (Hội An mới được lên cấp thành phố). Tôi đã đến Hội An nhiều lần, nên lần này tôi không đến đó nữa. Tôi chọn đi tour từ Đà Nẵng vì sau khi thăm Cù Lao Chàm xong, tôi sẽ quay trở lại Đà Nẵng và bay về Hà Nội vào ngày hôm sau. Giá tiền tour một ngày đi Cù Lao Chàm của tôi là 550.000 đồng, bao gồm cả ăn trưa ở trên đảo.

Trời mưa khi chúng tôi đang ở trên đường đi, nhưng sau đó thì lại nắng. Từ thành phố Đà Nẵng đến cảng Cửa Đại đường khá xa. Khi đến cảng Cửa Đại, chúng tôi ghép 3 nhóm khách đi chung một cano. Tôi đặt tour bên công ty Non Nước Việt, nhóm khách người Hà Nội đặt tour bên công ty Da Nang Travel, còn nhóm khách Tây thì đến từ Hội An. Một chiếc cano có thể đủ cho 12-15 người. Trông chiếc cano này giống như tàu cao tốc như
Some kinds of sea snails
Some local specialties of the island (Đặc sản của đảo:
Ốc vú nàng (bên trái) & bào ngư (bên phải).
ng kích cỡ nhỏ hơn. Khi đi bằng cano rất xóc, nhưng tôi ngạc nhiên là các công ty du lịch ở đây không hề đưa ra khuyến cáo gì cho khách du lịch. Khi tôi ở Phuket hai tháng trước, trên mỗi tờ quảng cáo đều ghi khuyến cáo là tàu cao tốc không dành cho phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 1 tuổi. Ngay trước khi lên tàu, hướng dẫn viên người Thái cũng cẩn thận hỏi du khách thêm một lần nữa.

Thật không may là hướng dẫn viên của chúng tôi ngày hôm nay vô cùng chán, có thể nói đây là hướng dẫn viên tồi tệ nhất mà tôi đã từng đi cùng. Cô gái chắc khoảng 20 tuổi, suốt ngày lo bị bắt nắng nên mặt mũi lúc nào cũng che kín. Cô ta không biết chào khách, giới thiệu tour hay nói được bất kỳ một thông tin gì về những nơi chúng tôi đến. Công việc duy nhất mà cô
Boats on the Lao island (Âu thuyền)
gái này làm là dẫn đường, mà dẫn cũng còn sai. Trong khi các nhóm khách khác thì có hướng dẫn viên rất tốt. Họ còn giải thích cả chu trình phát triển của cua đá. Cuối cùng là tôi phải hỏi thông tin về Cù Lao Chàm từ một cậu hướng dẫn viên người Hội
An bên công ty Hoi An Green Travel.

Chương trình thăm quan trong tour như sau: Sau khi đến căn nhà đón khách ở cầu cảng, chúng tôi được đề nghị không được mang theo túi ni lông và phải mua chiếc túi cói của họ (nhét ni lông vào bên trong túi này thì được), sau đó là đi thăm nhà trưng bày về Khu bảo tồn biển với mô hình cua đá, mô hình các hòn đảo, vài bức ảnh chụp về nơi này và mấy mô hình sinh vật biển rất to bằng xi măng. Tiếp theo là đi qua Âu thuyền là nơi có nhiều tàu thuyền đậu để tránh bão, qua cánh
Buddha statue at Hải Tạng pagoda
đồng lúa đến chùa Hải Tạng (xây vào năm 1758), qua khu dân cư Bãi Làng và chợ Tân Hiệp (gọi là chợ nhưng chỉ có vài người bán hàng bên đường), rồi quay trở về cầu cảng, lên tàu đi đến Bãi Ông ở phía khác của Hòn Lao. Khách du lịch được tắm biển và ngắm san hô ở đây 3 tiếng đồng hồ, ăn trưa rồi về lại cảng Cửa Đại.

Sau hai ngày ở đảo Lý Sơn và đảo An Bình của tỉnh Quảng Ngãi, tôi đã có những ấn tượng rất đẹp về phong cảnh và con người ở hai hòn đảo này và cũng chẳng thấy có khách du lịch nào ở những nơi tôi đến. Tôi đi Cù Lao Chàm cũng chỉ để biết thêm một địa danh mới, chứ cũng không hy vọng mọi thứ giống như báo đài ca ngợi. Quả đúng là như vậy, Bãi Ông gợi cho tôi nhớ đến một bãi biển của Phuket với tiếng ồn ào của những chiếc cano chở hàng đoàn khách du lịch đổ bộ lên bãi biển. Dọc theo một đoạn bãi biển toàn thấy khách du lịch người Việt và người nước ngoài. Hầu hết khách du lịch nói giọng miền bắc, nên tôi đoán đây là các gia đình đến từ Hà Nội. Sau 5 ngày toàn nghe giọng Quảng Ngãi, đến hôm nay tôi mới lại nghe thấy giọng bắc. Bữa ăn trưa thì tốt, nhưng các loại hải sản bán ngoài tour thì rất đắt, ví dụ như ốc vú nàng 300.000 đồng/cân, cua đá 800.000 đồng/cân. Đồ uống ở đây cũng tính giá gấp đôi so với trong đất liền. Nói chung, tôi thấy nhiều thứ ở Hội An giá rất đắt vì người dân tính giá dịch vụ du lịch. Nếu đi Tam Kỳ hoặc Quảng Ngãi thì rẻ hơn nhiều mà đồ ăn thì cũng rất ngon.
Điều mà tôi thích nhất trong tour này là phong cảnh trên đường đi bộ ngang qua Âu thuyền, cánh đồng lúa và xóm làng của người dân trên đảo Hòn Lao, cũng như những ngôi chùa và miếu với kiến trúc cổ. Tôi đã mong ước được đến Cù Lao Chàm từ lâu và đã nhiều lần muốn đi nhưng thời tiết không tốt, nên tàu không thể ra đảo được. Tôi phải đặt tour vì không biết có tàu chở khách hàng ngày ra đảo hay không và mấy giờ tàu chạy. Nếu tôi được tự đi thì tôi sẽ thuê xe ôm thăm quan đảo và đến thăm cả các hòn đảo khác. Nhưng vào lúc này thì tôi nghĩ là tôi sẽ không quay trở lại Cù Lao Chàm nữa, vì ở đây có quá nhiều khách du lịch và đã trở nên thương mại.

Trên đường quay trở lại Đà Nẵng, xe ghé qua khu du lịch Non Nước và tôi nhìn thấy ở đây có thang máy để khách đi thẳng lên trên núi rồi sau đó đi bộ dần xuống và thăm quan các điểm. Giá vé thang máy là 15.000 đồng/lượt. Còn sân bay quốc tế Đà Nẵng cũng mới mở cửa từ tháng 12 năm ngoái và sân bay mới trông khá hiện đại. Cảm thấy mệt mỏi vì 6 ngày di chuyển liên tục để thăm quan thật nhiều nơi, đến ngày cuối cùng của hành trình, tôi chỉ nghỉ ngơi và ra thăm bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng.

Đây là blog cuối cùng về chuyến đi 7 ngày đến Miền Trung của tôi. Ngày nào tôi cũng ở ngoài biển, nên sau 7 ngày tôi bị bắt nắng rất nhiều và có nước da nâu. Trong chuyến đi này, tôi đã đến thăm 3 hòn đảo (Lý Sơn, An Bình và Hòn Lao) và 4 bãi biển (Mỹ Khê, Khe Hai, Sa Huỳnh của Quảng Ngãi và Mỹ Khê của Đà Nẵng). Đây cũng là chuyến đi thứ 10 của tôi trong vòng 8 tháng qua. Tôi cũng hy vọng sẽ quay trở lại vùng Tây Bắc vào mùa thu này.

Các bài viết khác về chuyến đi:

Back to my father's homeland (Quảng Ngãi - Part 1)

Lý Sơn island (Quảng Ngãi - Part 2)

An Bình island (Quảng Ngãi - Part 3)

Hanoi_girl
Source: travelblog.org

0 nhận xét:

Đăng nhận xét